Đi làm rồi mới ngộ ra: Năng lực quan trọng nhất giúp thăng tiến lại là thứ chúng ta thường lơ là khi còn đi học

Chỉ siêng năng không thôi, liệu có giải quyết được tất cả mọi vấn đề của cuộc sống?

Wu Jun, nhà khoa học máy tính, đồng thời là tác giả sở hữu những cuốn sách bán chạy nhất đã từng nói: “Trong thời đại cổ vũ sự nỗ lực và sự lo âu trở nên phổ biến hơn như hiện nay, việc cho bản thân có cơ hội được nghỉ ngơi là một phẩm chất hiếm có.”

Hầu hết tất cả người lớn chúng ta đều bận rộn, dường như chỉ cần duy trì trạng thái phấn đấu, chúng ta mới có thể giải quyết được một chút lo lắng trong lòng.

Nhưng chỉ siêng năng không thôi, liệu có giải quyết được tất cả mọi vấn đề của cuộc sống?

Thực ra, thứ quyết định cuộc sống, ngoài sự siêng năng thì chính là khả năng đào sâu, sự hiểu biết sâu trong một lĩnh vực của bạn.

01

Thông tin mới đây về việc một phó giáo sư tại Đại học Thanh Hoa (đại học hàng đầu của Trung Quốc) bị sa thải khiến nhiều người của đất nước tỷ dân khá bàng hoàng.

Sau khi tốt nghiệp, anh ấy đi làm vài năm bên ngoài và gia nhập Đại học Thanh Hoa năm 40 tuổi.

Trong những năm qua, anh ấy tập trung cho công việc giảng dạy và quản lý học sinh, nhưng về mặt chuyên môn học thuật lại không đạt được thành tích lý tưởng.

Vốn dĩ nghĩ vì rất chuyên cần trong mảng giảng dạy nên nhà trường sẽ cho anh gia hạn thêm một năm, nhưng đến hồi đầu năm nay, anh nhận được thông báo không được gia hạn hợp đồng giảng dạy.

Sau đó anh phải nộp đơn xin được tuyển dụng dài hạn, nhưng trên cơ sở được sự đồng ý nhất trí, Đại học Thanh Hoa đã từ chối đơn của anh và cũng không cho anh bất kỳ khoảng thời gian đệm nào.

Nguyên nhân là trong suốt 9 năm làm việc của mình, anh không vượt qua vòng thẩm định cho bài luận văn của mình.

Ở tuổi 50, anh đột ngột thất nghiệp.

Điều này khiến anh cảm thấy vô cùng đau khổ, cảm giác như những nỗ lực của bản thân trong nhiều năm không được công nhận chút nào.

Nhưng nghĩ đi thì cũng phải nghĩ lại, theo như đánh giá bởi các cơ sở giáo dục đại học về chức vị giáo sư, tỷ lệ các nhiệm vụ giảng dạy thực tế chỉ chiếm ít hơn một nửa, trong khi đó, tầm quan trọng của chuyên môn học thuật là điều không thể được bỏ qua.

Anh ấy trông thì có vẻ là người siêng năng và tận tâm trong gần mười năm, nhưng trong các khía cạnh chuyên môn học thuật quan trọng thì anh lại chưa đạt được tiêu chuẩn.

Điều này, đối với một tài năng ở độ tuổi 40, là không bình thường.

Nó cũng có nghĩa là năng lực cốt lõi của anh ấy không hề được cải thiện nhiều trong những năm qua.

Cái kết này chắc chắn là điều không ai muốn, nhưng nghĩ tới thì cũng phải nghĩ lui, trên thực tế, chính những “nỗ lực giả ” trong những năm quá đã phá hỏng tương lai tưởng chừng như ổn định của anh ấy.

Sự siêng năng bề ngoài này chỉ là sự lặp lại một cách máy móc ở một mức độ nhất định, và không mang lại sự cải thiện năng lực cốt lõi.

Trong một bài thuyết giảng của TED có tên “The Confusion of Our Generation” có nói: “Hầu hết mọi người đều trông có vẻ siêng năng, nhưng đó là do sự lười biếng trong suy nghĩ gây ra.”

Và cái gọi là siêng năng này đang khiến cuộc sống của chúng ta dần đi chệch hướng đã định sẵn.

Siêng năng mù quáng cũng giống như làm việc chăm chỉ sai hướng, và cuối cùng, nó sẽ chỉ làm xói mòn cuộc sống tươi đẹp ban đầu của bạn từng chút một.

Đi làm rồi mới ngộ ra: năng lực quan trọng nhất giúp thăng tiến thì ra lại là thứ chúng ta thường lơ là khi còn đi học - Ảnh 1.

02

Nhiều người lúc nào cũng cảm thấy mình vô cùng bận bịu nhưng vẫn không thay đổi được gì nhiều, nguyên nhân sâu xa là bởi họ chưa biết dừng lại để thực sự nhìn lại cuộc sống của mình.

Để trở nên giỏi hơn, bạn phải có khả năng “đào sâu”:

1. Sử dụng tư duy sàng lọc để chọn hướng đi đúng

Einstein từng nói: “Hãy cho tôi một giờ để giải quyết một vấn đề, và tôi sẽ dành 55 phút để tìm ra vấn đề được đặt ra.”

Khi bạn nắm được trọng tâm của câu hỏi, 5 phút còn lại là quá đủ để trả lời. “

Trong cuộc sống hiện tại, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều sự lựa chọn, nhiều người thường chọn một việc một cách ngẫu nhiên và thực hiện nó mà không có sự cân nhắc sâu sắc nào cả.

Sự mù quáng này thường lãng phí rất nhiều thời gian. Thay vào đó, hãy dành thời gian để suy nghĩ kỹ càng về những việc cần làm và cách thực hiện trước khi hành động.

Suy nghĩ rõ ràng rồi hãy làm, ngược lại sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

2. Làm bằng cái tâm

Nhậm Chính Phi từng nói: “Người trẻ cần nỗ lực không ngừng, đừng nghĩ mình thông minh lắm, nếu hôm nay làm cái này, ngày mai lại làm cái kia, thì tuổi trẻ của bạn có thể bị lãng phí, thực ra, nếu chỉ chuyên tâm làm một việc, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn rất nhiều.”

Khi chúng ta nhận ra cốt lõi của một cái gì đó, bước tiếp theo là đi sâu vào nó.

Trong những năm gần đây, có một “ngôi sao đang lên” trong ngành kim cương, có thể nói là công ty này có tầm ảnh hưởng đến toàn ngành, sau năm 2015, kim cương tự nhiên lớn thứ hai, thứ ba và thứ tư trên thế giới đến từ công ty này.

Lý do tại sao họ có thể đạt được kết quả như vậy là bởi họ không ngừng cập nhật các công cụ khai thác, và họ cũng chỉ thực hiện một cải tiến nhỏ trên cơ sở công cụ khai thác ban đầu, do đó tỷ lệ thiệt hại trong quá trình khai thác sẽ thấp hơn.

Chính việc nghiên cứu sâu về điểm cốt lõi như vậy đã tạo nên vị thế của công ty này trên thương trường.

Điều này đủ cho thấy tầm quan trọng của việc tập trung, đi sâu vào một điều gì đó, nó là điều quan trọng nhất nhưng cũng là điều mà nhiều người trẻ thiếu nhất trong lựa chọn nghề nghiệp.

Đi làm rồi mới ngộ ra: năng lực quan trọng nhất giúp thăng tiến thì ra lại là thứ chúng ta thường lơ là khi còn đi học - Ảnh 2.

3. Đánh giá thường xuyên

Làm việc chăm chỉ chưa chắc đã dẫn đến tiến bộ, nhưng “đánh giá thường xuyên” thì hoàn toàn có thể.

Những người thực sự có thể trở nên ưu tú hơn luôn biết cách đi sâu vào đánh giá lại sau khi hoàn thành một nhiệm vụ, phân tích cẩn thận những thiếu sót và rút ra bài học cho công việc sau này.

Thời đại ngày nay là thời đại mà chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp và không ngừng thay đổi, nó đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt hơn.

Và giá trị cốt lõi của việc “đánh giá thường xuyên” là để tiếp thêm sức mạnh từ những kinh nghiệm trong quá khứ rồi từ đó giúp chúng ta đối mặt với những gì sẽ xảy ra sau này.

Bằng cách này, khả năng của chúng ta sẽ ngày càng được nâng cao.

Lôi Quân, CEO của Xiaomi từng nói : “Không có gì quan trọng hơn việc nghiên cứu sâu vào một lĩnh vực nào đó”.

Càng làm việc lâu, bạn sẽ càng nhận ra điều này rất quan trọng.

Càng có một cái nhìn chuyên sâu trong một lĩnh vực, càng có thể kiểm soát sự nghiệp tốt hơn.

Như Quỳnh

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo
0948 197 982