Mất răng, rụng răng không chỉ gây ra ảnh hưởng tới thẩm mỹ, chất lượng sức khỏe mà còn biểu thị nhiều yếu tố về tuổi thọ con người.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra phương án “8020” để chỉ số lượng rặng một người cao tuổi cần có. Cụ thể, người 80 tuổi cần có ít nhất 20 chiếc răng chức năng tức là những chiếc răng có thể nhai thức ăn bình thường và không bị lung lay. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng răng chức năng trong miệng có liên quan đến tuổi thọ.
Đối với những người trên 70 tuổi:
Khi số lượng răng chức năng lớn hơn 20, nguy cơ tử vong trong 7 năm là 22%;
Khi số lượng răng chức năng từ 10-19 chiếc, nguy cơ tử vong trong 7 năm là 35%;
Khi số lượng răng chức năng là 1-9, nguy cơ tử vong trong 7 năm là 50%;
Khi số lượng răng chức năng bằng 0, nguy cơ tử vong trong 7 năm là 70%.
Tương tự, rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra sự tương đồng của số lượng răng đối với tuổi thọ của con người. Chẳng hạn:
Một nghiên cứu của Đan Mạch đã quan sát sự sống sót của 573 người 70 tuổi đến 21 năm và phát hiện ra rằng tỷ lệ tàn tật trong vòng 5 năm của những người già mất hết răng và ít hơn 10 chiếc răng cao hơn so với những người già có 20 chiếc răng 2,81 lần và và 2,13 lần.
Sau 21 năm, nguy cơ tử vong ở những người mất hết răng cao hơn 26% so với những người có 20 răng.
Một cuộc khảo sát khác của Thụy Sĩ dựa trên dữ liệu từ 10.000 người trung niên và cao tuổi trên khắp thế giới cho thấy, tuổi thọ trung bình của những người có hàm răng khỏe mạnh dài hơn 11,7 năm so với tuổi thọ của những người bị mất răng.
Tương tự, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Mỹ, sức khỏe răng miệng có thể là một yếu tố dự báo.
Họ tuyển chọn 73 người 100 tuổi và 467 con cái của họ sống ở vùng New England (Mỹ) cùng nhóm đối chứng có 251 người. Những người tham gia đã trả lời một bảng câu hỏi để đánh giá sức khỏe răng miệng, với “tỷ lệ ăn được” là thước đo chính.
Các tác giả cũng thu thập thông tin về các đặc điểm xã hội học và tiền sử y tế của cả 3 nhóm trên.
Kết quả, tỷ lệ mất răng ở những người 100 tuổi (36,5%) thấp hơn so với con cái của họ (46%) khi họ ở độ tuổi 65 đến 74.
Khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, nhóm đối chứng có tỷ lệ thiếu răng nhiều hơn, sức khỏe răng miệng kém hơn so với nhóm các cụ trăm tuổi và con cháu của họ.
Điều này cho thấy những người sống trăm tuổi và thế hệ con cái của họ có răng chắc hơn. Do đó, sức khỏe răng miệng có thể được xem là dấu hiệu hữu ích cho sức khỏe toàn thân và quá trình lão hóa lành mạnh.
Có thể thấy, dù những nghiên cứu này mang tính chất quan sát và không thể kết luận rằng việc mất răng trực tiếp dẫn đến tuổi thọ ngắn hơn. Nhưng chắc chắn việc bị rụng răng có tác động đến chất lượng cuộc sống của người trung niên và cao tuổi.
Mất răng gây ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?
Răng mất đi do tuổi già hay do bất kỳ một lý do nào khác không chỉ gây mất cân bằng trong khoang miệng mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thẩm mỹ, khả năng nói chuyện và đặc biệt là tuổi thọ.
Sau khi mất răng, xương ổ răng thiếu kích thích sinh lý bình thường, dễ bị teo nên khó duy trì sự ổn định của vùng răng hàm mặt.
Nếu mất nhiều răng, hàm răng toàn vẹn sẽ bị phá hủy, răng bị nghiêng, lệch hoặc mọc dài sang bên đối diện, dẫn đến rối loạn khớp cắn, đau cơ hàm mặt, không mở miệng được,… thậm chí dẫn đến sâu răng, nha chu, hôi miệng, mất các răng kế cận.
Khó phát âm
Nếu răng cửa bị mất sẽ ảnh hưởng đến việc phát âm, đồng thời ảnh hưởng đến hàm răng rất lớn. Khi giao tiếp với mọi người, bạn sẽ có cảm giác bị lọt khí, hụt hơi, giọng nói không rõ ràng, gây khó khăn cho người nghe.
Giảm trí nhớ
Răng có nhiều dây thần kinh kết nối với não, hàng chục nghìn động tác nhai mỗi ngày sẽ kích thích não bộ thông qua dây thần kinh sinh ba, giống như thực hiện các bài tập sức khỏe cho não.
Sau khi răng rụng, não không nhận đủ kích thích, trung khu thần kinh điều khiển răng có xu hướng teo dần, trí nhớ giảm sút theo thời gian.
Gây áp lực cho hệ tiêu hóa
Khi các răng chức năng mất dần, khả năng nhai cũng giảm đi. Mặc dù không cần thức ăn quá nhỏ vẫn có thể nuốt xuống, nhưng đối với một số thức ăn có chất xơ thô nếu vào dạ dày và ruột mà không nhai kỹ sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Để tình trạng này kéo dài sẽ sinh ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Tăng nguy cơ mắc ung thư
Sách Trắng về Phòng ngừa và Điều trị Mất răng do Tổ chức Nâng cao Sức khỏe Nha khoa Trung Quốc phát hành đã chỉ ra rằng tỷ lệ những người mất răng mắc bệnh ung thư dạ dày và ung thư ruột cao hơn 30% so với những người có răng khỏe mạnh; bệnh tim mạch và bệnh khớp cũng cao hơn nhiều so với những người có hàm răng khỏe mạnh.
Phương pháp kéo dài tuổi thọ của răng
Rụng răng không chỉ là vấn đề lão hóa mà còn xuất phát từ một số nguyên nhân như sâu răng, nha chu… Để kéo dài sức khỏe răng miệng, bạn cần tuân thủ một vài biện pháp sau:
Chải răng đúng cách
Đáng răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối có thể loại bỏ mảng bám và vôi răng kịp thời, tránh xảy ra sâu răng và bệnh nha chu.
Khi đánh răng, phần trong và ngoài răng cửa cần để lông bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với răng và nướu, vẽ một vòng tròn nhỏ để làm sạch. Bề mặt khớp cắn của răng: bàn chải vuông góc với bề mặt khớp cắn, có khoảng cách giữa phía trước và phía sau ngắn. Mặt trong của răng: bàn chải được dựng lên, lông bàn chải phía trước dùng để làm sạch kẽ hở giữa các kẽ răng.
Thức ăn mềm không hề tốt cho răng
Ăn thức ăn mềm mọi lúc có thể khiến xương hàm bị thoái hóa và làm nướu yếu đi. Người trung niên và cao tuổi có thể ăn hợp lý một số thức ăn cứng hoặc dai như rau lá xanh, lòng lợn… tăng số lần nhai nhưng không được kéo mạnh.
Sửa răng yếu
Nếu bạn gặp các vấn đề như đánh răng chảy máu, đau răng, khó chịu ở hàm giả, răng lung lay, răng mọc lệch, gãy hoặc mất răng,… bạn nên đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt. Các lỗ sâu được tìm thấy nên được lấp đầy sớm.
Nếu có hiện tượng lỏng lẻo rõ ràng, phù hợp với chỉ định nhổ răng, nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để tránh túi nha chu sâu hơn và gây ra vòng luẩn quẩn viêm nhiễm.